Phương pháp định hướng STEM - STEAM (SSO - Stem Steam Orientation)
1. Phương pháp STEM và STEAM là gì?
STEM và STEAM là hai phương pháp giáo dục hiện đại và ngày càng được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. Tuy đã được áp dụng phổ biến trong nhiều trường học nhưng phần đông Phụ huynh chưa nắm rõ khái niệm hai phương pháp này và sự khác biệt của nó. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và giúp Phụ huynh có thêm căn cứ để chọn lựa cho con môi trường và phương pháp học tập phù hợp.
Tổng thống Mỹ Obama đã từng nói: “STEM còn hơn là một môn học, hay một bảng tuần hoàn hóa học. Đó là một cách tiếp cận, một cách hiểu và khám phá thế giới để từ đó thay đổi nó”.
-
STEM là viết tắt của SCIENE (khoa học), TECHNOLOGY (công nghệ), ENGINEERING (quy trình sáng tạo kĩ thuật), MATHEMATICS (toán học).
-
STEAM bắt nguồn từ STEM. Chúng ta có thể nhận ra, giữa STEM và STEAM chỉ khác nhau ở chỗ, STEAM có thêm một chữ A - Và đó cũng là một môn học được kết hợp - Art (Nghệ thuật). STEAM là phương pháp giáo dục sớm Stem tích hợp nghệ thuật, được coi là một chiến lược giáo dục cải tiến theo phương pháp mới, pha trộn chương trình nghệ thuật – nhảy múa, âm nhạc, nghệ thuật hình ảnh với chương trình giáo dục tiêu chuẩn.
Chữ A trong STEAM quan trọng như thế nào?
Về bản chất phương pháp giáo dục STEAM được bắt nguồn từ phương pháp STEM. Xuất phát điểm đều là phương pháp học tập kiến thức, rèn luyện, trải nghiệm những hoạt động liên quan đến Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Toán học. Khi bổ sung thêm Nghệ thuật (ART), lồng ghép vào chương trình tích hợp, phương pháp giáo dục STEAM đã tạo ra một bước đột phá mới trong giảng dạy và học tập.
Đã từng có nhiều ý kiến cho rằng việc bổ sung thêm Nghệ thuật là không thật sự cần thiết. Tuy nhiên các nhà giáo dục giàu kinh nghiệm đã chứng minh rằng, đối với trẻ em, sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và nghệ thuật sẽ tạo nên nền tảng kiến thức và kỹ năng để ứng dụng vào cuộc sống. Nghệ thuật trong STEAM là sự khám phá, các hoạt động tích hợp kiến thức ở lĩnh vực ca hát, mỹ thuật, sắp đặt,… quan trọng hơn đó còn là việc sáng tạo ra những phương pháp, kỹ năng để có thể khéo léo vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế. Nghệ thuật còn giúp phát triển các kỹ năng mềm quan trọng, đó là kỹ năng trình bày, thuyết trình, biểu đạt thông tin một cách mạch lạc.
2. Áp dụng phương pháp STEM - STEM giáo dục sớm giúp trẻ phát triển kỹ năng gì?
Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại… mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay.
Kỹ năng STEM là sự tích hợp hài hòa bốn nhóm kỹ năng riêng lẻ: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Còn kĩ năng STEAM kết hợp cả Nghệ thuật sáng tạo.
Nhờ vào việc kết hợp giảng dạy nhiều môn học khác nhau như: toán học, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, cho đến nghệ thuật mà phương pháp STEAM giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách đa dạng và toàn diện, đồng thời phát triển các kỹ năng liên quan bao gồm:
- Kỹ năng khoa học – Science(S)
Mô hình STEAM giúp học sinh hiểu được cách thức hoạt động, sự liên kết giữa định nghĩa, nguyên lý của sự vật, sự việc. Trên cơ sở đó, các em biết áp dụng để thực hành và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Bé sẽ hiểu được mưa tạo ra từ hơi nước bay lên…
- Kỹ năng Công nghệ – Technology(T)
Học sinh được tiếp xúc với công nghệ cao, hiện đại, giúp các em nhận thức đúng hơn về khoa học – công nghệ. Qua đó, các em sẽ tự sáng tạo nên các sản phẩm, mô hình khoa học từ đơn giản đến phức tạp.
- Kỹ năng Kỹ thuật – Engineering(E)
Việc lồng ghép những mô hình thực tiễn vào giảng dạy giúp học sinh biết được cách thức sản xuất, vận hành của các sản phẩm quen thuộc. Nhờ vậy các em sẽ biết được cách chế tạo và lắp ráp cơ bản, tăng khả năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Ví dụ như lắp rô bốt, máy móc đơn giản phù hợp với từng độ tuổi của bé.
- Kỹ năng Nghệ thuật – Art(A)
Nghệ thuật là yếu tố phân biệt giữa mô hình giáo dục STEAM với STEM. Không những chú trọng về tư duy logic, phương pháp này còn giúp học sinh phát triển về tư duy hình tượng. Người học được tự do sáng tạo và khám phá thế giới nghệ thuật, tham gia các hoạt động âm nhạc, hội hoạ… để phát triển các giác quan và thẩm mỹ một cách tốt nhất. Ví dụ: Múa được xem là môn học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, tính bền bỉ, kiên trì.
- Kỹ năng Toán học – Mathematics(M)
Đây là phương pháp giáo dục sớm giúp học sinh làm quen và rèn luyện với những con số từ nhỏ. Các em sẽ được khơi dậy tiềm năng và niềm đam mê với toán học. Đồng thời giúp xây dựng nền tảng, tư duy định nghĩa toán học đúng đắn, phản xạ nhanh nhạy hơn để trẻ có thể áp dụng vào thực tế.
3. Lợi ích khi ứng dụng phương pháp STEAM vào dạy học
Không chỉ mang đến lợi ích về mặt kiến thức, ứng dụng phương pháp STEAM vào dạy học còn giúp học sinh phát triển thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác. Đây là những kỹ năng quan trọng để học sinh hội nhập trong thời đại mới, tạo bước đệm vững chắc cho hành trình tương lai sau này của các em.
3.1. Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng cần thiết
- Kỹ năng quan sát: Học theo phương pháp này, học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát để có thể tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng. Từ đó các em có thể đưa ra những ý tưởng mới, phương pháp thích hợp nhất.
- Kỹ năng đặt vấn đề: Khi bắt đầu dự án, học sinh sẽ được yêu cầu đặt ra vấn đề trước khi đi tìm đáp án. Thông qua đó, các em sẽ học được cách phân tích và dự đoán trước kết quả xảy ra.
- Kỹ năng truy vấn: Trong quá trình học tập, học sinh được yêu cầu dùng phương pháp truy vấn để đặt câu hỏi. Điều này giúp các em rèn luyện kỹ năng phản biện. Từ đó, các em sẽ biết cách giải quyết vấn đề cho mọi tình huống khác nhau trong thực tế.
- Kỹ năng hợp tác: Phương pháp này đề cao khả năng làm việc theo nhóm và hợp tác cùng bạn bè. Các em sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến để tìm ra các giải pháp, từ đó kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giao tiếp sẽ phát triển tốt hơn.
3.2. Khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ
Nhờ cách giảng dạy “vừa học – vừa chơi” được ứng dụng từ phương pháp STEAM, học sinh sẽ được khơi dậy khả năng sáng tạo. Não bộ của các em sẽ phân tích và tạo sự kết nối giữa kiến thức đã học với thế giới xung quanh. Sự sáng tạo của trẻ có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: tự đặt câu hỏi để tìm ra đáp án, khám phá lắp ráp những vật thể… Mặc dù các ý tưởng có thể rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển, giúp trẻ chủ động tư duy.
Đặc biệt, phương pháp giáo dục sớm STEAM tạo ra môi trường học tập không áp lực, mang đến không khí vui vẻ, thông qua những tiết học thực hành thú vị. Nhờ vậy, học sinh có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Thay vì ép học sinh đưa ra đáp án chính xác, STEAM hướng đến thái độ và cách mà tìm kiếm câu trả lời.
Đây chính là điểm khác biệt mà phương pháp STEAM mang lại cho học sinh. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu tri thức mà còn phát triển năng lực chủ động, tìm tòi để tạo ra những cái mới, lý giải sâu hơn về những hiện tượng trong bài học hay thực tế.
3.3. Truyền cảm hứng trong học tập cho trẻ
Sự thành công của phương pháp STEAM là ở khả năng truyền cảm hứng trong học tập cho trẻ. Phương pháp này vô cùng hiệu quả khi các em không phải học quá nhiều kiến thức nhưng vẫn nắm rõ nội dung các bài học thông qua việc nghiên cứu, ứng dụng để tự đúc kết vấn đề. Áp dụng phương pháp STEAM giúp trẻ khơi dậy niềm đam mê học tập, chủ động khám phá để tiếp thu kiến thức và giải quyết vấn đề.
Hiện nay, ở những trường áp dụng phương pháp STEAM như Trường Hội nhập Quốc tế iSchool đều xây dựng hệ thống giáo trình đa dạng phù hợp cho mỗi cá nhân học sinh. Đồng thời, trường không ngừng có sự cải tiến và thay đổi phương pháp để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
3.4. Bé được học dựa vào các tình huống cụ thể
Với phương pháp STEAM, học sinh sẽ được học nhiều tiết học bổ ích thông qua những tình huống cụ thể. Các em phải vận dụng kiến thức được học để giải quyết vấn đề đặt ra. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà STEAM luôn hướng tới. Bởi với phương pháp giáo dục truyền thống, học sinh đa phần chỉ được tiếp thu lý thuyết. Dù có điểm số cao trong học tập nhưng đa phần các em không thể vận dụng được trong thực tế.
Học sinh được giáo dục theo phương pháp giáo dục sớm STEAM sẽ hoàn toàn chủ động hơn khi các em có thể hiểu và thực hành những kiến thức được học. Từ đó, trẻ được tự mình khám phá, mở rộng hơn về tri thức.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về phương pháp học STEM - STEAM rất phổ biến và được ứng dụng triển khai tại nhiều quốc gia. ĐTGROUP mong có thể truyền tải những kiến thức hữu ích này tới tất cả mọi người.
Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác !!!
Fanpage: https://www.facebook.com/dtgroupedu1
TikTok: https://www.tiktok.com/@edutech.dtg
Youtube: https://www.youtube.com/@minedutech
Zalo: 0354895669
Ủng hộ 5 sao cho chúng tôi: https://goo.gl/maps/7yWa9BgHai1wF3qU6