Phương pháp PBL

04/09/2019 345 Lượt xem Phương Pháp Học

Phương pháp dạy học theo dự án - Phương pháp PBL (Project - based Learning)

 

Khái niệm

Trong phương pháp Project-based learning – Học theo dự án, người học trải qua một quá trình tìm tòi, khám phá để trả lời một câu hỏi, một vấn đề hay một thử thách đòi hỏi tư duy sâu do giáo viên đưa ra. Một dự án được lên kế hoạch thực hiện, quản lý, đánh giá cụ thể, phù hợp với nhiều đối tượng học viên, nhằm giúp người học tiếp thu được những nội dung học thuật quan trọng, rèn luyện và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21  (như làm việc nhóm, giao tiếp và tư duy phản biện) và thành quả là những sản phẩm thực, những bài thuyết trình hay dạng thể hiện có chất lượng tốt của chính các học viên.

Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc đóng một hay nhiều vai để giải quyết vấn đề, mô phỏng những hoạt động có thật của xã hội chúng ta. Những hoạt động này giúp học sinh thấy kiến thức cần học có ý nghĩa hơn.

Trong đó, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm là:

- Học qua phương pháp "học để khám phá" và "làm giàu kiến thức"

- Trách cách dạy và học "giáo viên nói, học sinh nghe"

- Tăng cường sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh.

- Học sinh tham gia chủ động và đầy đủ trong quá trình tìm tòi khám phá

- Học sinh có cơ hội tiếp cận và trình bày những ý tưởng và kinh nghiệm mới mẻ.

 

Bản chất của PBL:

 

- Học sinh được đóng vai để lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn - dự án (project).

- Kết thúc dự án sẽ cho ra sản phẩm.

Mục tiêu của phương pháp PBL:

- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế.

- Phát triển cho học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá...)

- Rèn luyện nhiều kĩ năng (tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp...)

- Cho phép học sinh làm việc "một cách độc lập" để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế.

- Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.