PROJECT-BASED LEARNING - PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THẾ KỈ 21

1. Phương pháp PBL là gì?

PHƯƠNG PHÁP HỌC PBL (PROJECT-BASED LEARNING) là cách học qua dự án lấy học viên làm trung tâm. Theo đó học viên sẽ chủ động đặt trọng tâm vào việc tự mình tìm hiểu và giải quyết vấn đề thực tế để đạt được kết quả. 

Trước đây, việc học và dạy truyền thống như giao nhiều bài tập về nhà, học thuộc lòng từ mới với khối lượng kiến thức và bài tập lặp đi lặp lại khá lớn khiến các em học sinh dễ trở nên mệt mỏi và áp lực. Đến trường dần trở thành “nỗi sợ” và các em không tìm thấy niềm vui mỗi khi học tập.

Ngày nay, với việc nghiên cứu kỹ lưỡng, cập nhật những xu hướng giảng dạy mới nhất trên thế giới, phương pháp Project-based learning (hay còn gọi là Học qua dự án) đang thay thế phương pháp dạy truyền thống, giúp học sinh tiếp cần kiến thức một cách chủ động và hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

So sánh giữa Phương pháp PBL và Phương pháp truyền thống

 

Hiện nay PBL được đánh giá là phương pháp học tập hiệu quả và tiên tiến hàng đầu nhờ khả năng đem lại nhiều lợi ích và kỹ năng mềm cho người học như kỹ năng lãnh đạo quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích - giải quyết vấn đề, thúc đẩy thái độ tích cực và tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Với phương pháp học tập mới này, PBL đang được ứng dụng rất thành công và phổ biến tại các trường học và đại học lớn toàn cầu, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Canada, Úc, Singapore,...

Một vài điểm nổi bật của phương pháp học tập theo dự án bao gồm:

  • Tiếp thu được những nội dung học thuật quan trọng
  • Rèn luyện và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 (như làm việc nhóm, giao tiếp và tư duy phản biện)
  • Phát triển kỹ năng thuyết trình trước đám đông, và khả năng làm việc nhóm
  • Giúp học sinh đạt được và áp dụng các kiến thức học thuật và kỹ năng mềm để giải quyết một vấn đề trong thực tế hoặc trả lời một câu hỏi mở

2. Bản chất của PBL:

- Học sinh được đóng vai để lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn - dự án (project).

- Kết thúc dự án sẽ cho ra sản phẩm.

Mục tiêu của phương pháp PBL:

- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế.

- Phát triển cho học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá...)

- Rèn luyện nhiều kĩ năng (tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp...)

- Cho phép học sinh làm việc "một cách độc lập" để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế.

- Nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.

3. Đặc điểm của phương pháp Project-Based Learning

Phương pháp Học theo dự án có những đặc điểm sau:

  • Định hướng những nội dung quan trọng: Mục tiêu của phương pháp này là giúp các nhà lãnh đạo trẻ nắm được những chuẩn mực và các khái niệm chính nằm trong trọng tâm đào tạo và cách áp dụng nó vào thực tế.
  • Đòi hỏi tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp và trao đổi thông tin: Để có câu trả lời cho câu hỏi gợi mở và tạo ra một sản phẩm chất lượng, các bạn cần tư duy nhiều hơn là ghi nhớ thông tin đơn thuần. Người học cần sử dụng những kỹ năng, năng lực tư duy của não bộ kết hợp cùng các kỹ năng mềm – thường được biết đến với tên gọi Bộ kỹ năng 4.0. Đây là những yếu tố tiên quyết để có được thành công trong môi trường làm việc hiện đại của thế kỷ 21.
  • Cần có các câu hỏi mang tư duy phản biện – một phần không thể thiếu của quá trình học hỏi và sáng tạo: Các nhà lãnh đạo trẻ chính là người đặt ra những câu hỏi phản biện, tìm kiếm câu trả lời và đưa ra kết luận cho mình. Quá trình này dẫn dắt các bạn xây dựng một ý tưởng, một sản phẩm hoặc một dự án hoàn thiện và chuyên biệt.
  • Được thiết kế xoay quanh một câu hỏi gợi mở ý tưởng: Phương pháp này tập trung vào các hoạt động của người học và phụ thuộc vào việc họ học được những gì qua khung các nội dung quan trọng, các cuộc tranh luận, các thách thức và các vấn đề nảy sinh.
  • Tạo ra nhu cầu cần phải nắm được nội dung và các kỹ năng thiết yếu: Một bài học chuẩn theo phương pháp Project-based learning sẽ được bắt đầu bằng việc đưa ra các kiến thức và khái niệm. Sau khi các bạn đã nắm được vấn đề sẽ có cơ hội ứng dụng vào các dự án cụ thể. Điều này tạo nên tình huống và lý do để người học chủ động học và nắm được các kiến thức, khái niệm của môn học để hoàn thành dự án.
  • Tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo trẻ thể hiện bản thân, tiếng nói và tự ra quyết định: Các bạn sẽ học cách làm việc độc lập và có trách nhiệm khi phải đưa ra quyết định. Phương pháp tạo cơ hội cho bạn được lựa chọn, thể hiện những gì đã học theo cách của riêng mình giúp tăng sự say mê học tập của người học.
  • Có nhận xét và đánh giá quá trình: Các bạn được yêu cầu đưa ra và nhận lại các phản hồi từ phía bạn cố vấn của chương trình để nâng cao chất lượng sản phẩm mình tạo nên, suy nghĩ về những gì đã học được.

4. Ưu điểm vượt trội của phương pháp Project-Based Learning

PBL không chỉ đơn thuần là thiết kế một bảng biểu hay vẽ một bức tranh trang trí, PBL yêu cầu học sinh phải nghiên cứu và trả lời một vấn đề hoặc thách thức trong thực tế, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, tư duy sâu về bài học, từ đó chủ động tiếp thu và tích lũy kiến thức, cũng như trau dồi những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, tư duy phản biện…

Những ưu điểm không thể không nhắc đến của phương pháp Học qua dự án như:

► Học sinh chủ động tìm kiếm cách giải quyết vấn đề: Thay vì học theo cách truyền thống (học sinh được giáo viên hướng dẫn chi tiết, từng bước một để đến với kết quả), với phương pháp này, giáo viên chỉ là người gợi mở đề tài, học sinh mới là người giải quyết đề tài bằng cách đào sâu kiến thức, bảo vệ quan điểm của mình.

► Học sinh có góc nhìn đa chiều về một vấn đề: Nguồn gốc của một vấn đề được xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau, buộc các bạn học sinh phải nghiên cứu và tìm hiểu ở mọi phương diện để tìm ra nguyên nhân chính của vấn đề. 

 Học sinh sẽ tự định hướng để giải quyết vấn đề, làm việc nhóm giúp phát triển kỹ năng 4Cs (giao tiếp, phản biện, sáng tạo, hợp tác): Các học viên sẽ cùng nhau làm việc nhóm, bàn bạc về một chủ đề, đưa ra các câu hỏi, các ý kiến khác nhau, từ đó phát triển các kỹ năng như Hợp tác, phản biện, sáng tạo, giao tiếp, tự tin thuyết trình, trình bày trước các học viên khác.

► Thể hiện bản thân, học cách ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình: Thông qua việc chủ động tìm tòi, sáng tạo, tự bảo vệ ý kiến của mình, học viên sẽ học được cách thể hiện cái “tôi”, và chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về một phương pháp học đầy tiềm năng trong thế kỷ 21 mà ĐTGROUP muốn gửi đến mọi người. Các bạn hãy theo dõi Website và Fanpage để đón đọc nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé.

Fanpage: https://www.facebook.com/dtgroupedu1

TikTok: https://www.tiktok.com/@edutech.dtg

Youtubehttps://www.youtube.com/@minedutech

Zalo: 0354895669

Ủng hộ 5 sao cho chúng tôi: https://goo.gl/maps/7yWa9BgHai1wF3qU6